Nám da do rối loạn nội tiết tố
Trong các vấn đề về da liễu và thẩm mỹ hiện nay thì nám vẫn luôn là một vấn đề nan giải. Đa số phụ nữ nhất là phụ nữ sau sinh đều gặp phải các vấn đề về da mà thường gặp là nám da, tàn nhang.
1. Tổng quan về nám
Nám da hay còn gọi là rám má, nám má, là một dạng rối loạn sắc tố da mắc phải, biểu hiện đặc trưng bởi những dát, mảng hay nốt tăng đậm sắc tố phân bố đối xứng ở mặt, cổ và đôi khi là ở chi trên. Nám má là bệnh lý lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng lại gây mất tính thẩm mỹ đồng thời tác động đến tâm lý tạo cảm giác tự ti, xấu hổ khi tiếp xúc. Nám có thể xuất hiện ở cả hai giới nhưng thường thấy ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Trên lâm sàng, nám da có 2 dạng chính:
- Nám mảng: Nám tập trung thành một hay nhiều mảng khác nhau trên bề mặt da, chủ yếu ở trên lớp thượng bì.
- Nám chân sâu hay còn gọi là nám nội tiết: Các vùng sắc tố mọc tập trung lại thành từng nốt tròn trên bề mặt da có chân ăn sâu vào bên trong các lớp cấu trúc da mà chủ yếu là lớp màng đáy của lớp thường bị, đôi khi ăn sâu xuống đến lớp trung bì. Nám nội tiết chủ yếu xuất hiện ở 2 bên gò má, thái dương, đôi khi xuất hiện ở trán, cánh tay...Nám nội tiết xuất hiện khi sự cân bằng nội tiết của cơ thể bị phá vỡ mà đặc biệt là hormone estrogen.
- Ngoài ra còn có nám hỗn hợp là dạng kết hợp vừa có nám mảng lại vừa có nám chân sâu.
2. Nguyên nhân gây nám nội tiết
Nám má hình thành chủ yếu là do sự rối loạn sắc tố melanin ở trên bề mặt da đặc biệt là số lượng tế bào hắc sắc tố tập trung ở lớp thượng bì. Hạt sắc tố melanin tập trung trên bề mặt càng nhiều thì da sẽ càng sạm. Nguyên nhân gây nên nám nội tiết đến nay vẫn chưa được chứng minh rõ ràng nhưng có nhiều yếu tố cho thấy nám nội tiết bị gây ra chủ yếu bởi sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố nội tiết mà đặc biệt là estrogen có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện của nám. Trong cơ thể, estrogen không chỉ giúp định hình các đường cong của cơ thể, duy trì ham muốn của cả 2 giới, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu canxi và các dưỡng chất khác mà nó còn có vài trò kiểm soát lượng hormone MSH (melanocyte stimulating hormone) là một hormone kích thích sản sinh melanin dưới da. Do vậy, tất cả những trường hợp có sự thay đổi về nồng độ estrogen trong cơ thể đều có thể dẫn đến những rối loạn sản xuất MSH gây quá sản melanin mà hình thành nên nám.
Khả năng xuất hiện nám tàn nhang hay các vấn đề về sắc tố da khác ở phụ nữ sau sinh hay ở những người thường xuyên dùng thuốc tránh thai thực tế cao hơn so với các trường hợp khác.
- Ở phụ nữ sau sinh: Trong suốt quá trình mang thai, hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng cao một cách nhanh chóng để có thể bảo vệ cho thai nhi. Sau khi sinh con, lượng estrogen giảm đột ngột dẫn đến tình trạng rối loạn mất cân bằng nội tiết kích thích tăng sản xuất tế bào hắc sắc tố melanin gây nên nám da.
- Đối với những phụ nữ có dùng thuốc tránh thai, hàm lượng progestin có trong thuốc tránh thai không chỉ gây giữ nước mà còn kích thích tăng khả năng hình thành nám da. Có nhiều trường hợp nám xuất hiện sớm, sau khi dùng thuốc tránh thai khoảng 2 đến 3 tháng da bắt đầu có dấu hiệu sạm đi và hình thành dần những đốm nâu trên bề mặt da gọi là nám chân sâu. Nám này sẽ tăng đậm lên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không có dấu hiệu thuyên giảm khi ngừng sử dụng thuốc.
- Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nội tiết tố trong cơ thể thường xuyên bị thay đổi lên xuống thất thường cũng có thể gây nên tình trạng nám da.
Hormone estrogen được tiết ra ở buồng trứng. Quá trình này bị chi phối bởi sự chỉ huy và hoạt động của não bộ. Do vậy mọi sự căng thẳng, áp lực hay stress có tác động đến não làm ngưng hoặc giảm khả năng chi phối hoạt động của não đều dẫn đến sự rối loạn trong sản xuất hormon của buồng trứng. Và khi mất cân bằng các hormone, nám sạm da xảy ra là điều đương nhiên. Các bệnh lý về nội tiết đặc biệt là bệnh lý của tuyến giáp, tuyến thượng thận hay buồng trứng tử cung cũng có thể là căn nguyên gốc gây nên nám da.
Ngoài vấn đề về nội tiết, nám có thể bị gây ra do các yếu tố sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không hề có sự che chắn bảo vệ là một trong những yếu tố hàng đầu gây nên nám. Bản chất của melanin là bảo vệ da để tránh khỏi ảnh hưởng của ánh nắng và tia cực tím lên da. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mà không có sự bảo vệ, các tế bào melanosome ở lớp màng đáy sẽ tăng sản xuất tế bào hắc sắc tố melanin di chuyển lên bề mặt da để hấp thụ ánh nắng và chuyển hóa năng lượng không cho tác động lên da. Vì thế mà gây sạm da hình thành nên nám.
- Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy tần suất bị nám ở những người có tiền căn gia đình bị nám cao hơn so với những người khác.
- Do yếu tố chăm sóc, sử dụng mỹ phẩm chưa đúng cách, sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều thành phần lột tẩy mạnh.
- Căng thẳng, stress, chế độ ăn uống nghỉ ngơi chưa hợp lý.
- Do chế độ ăn uống dinh dưỡng chưa hợp lý, hay sử dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá, chế độ ăn thiếu cung cấp nước, chất khoáng và vitamin khiến làn da khô yếu dễ bị rám nắng.
Nói chung, nám nội tiết chủ yếu do sự rối loạn hệ nội tiết trong cơ thể dẫn đến sự mất cân bằng các hormon mà gây nên sự quá sản của các tế bào hắc sắc tố melanin hình thành nên các đốm hay mảng tăng sắc tố trên bề mặt da. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chỉ các vấn đề về nội tiết mới có thể gây nên nám. Tất cả các vấn đề từ trong cơ thể hay ngoài cơ thể như môi trường, mỹ phẩm, yếu tố chăm sóc hay chế độ sinh hoạt đều có thể góp phần hình thành nên nám. Nắm được nguyên nhân để biết được cách phòng tránh bị nám là điều mà phụ nữ nên biết.
3. Các biện pháp điều trị bệnh Nám da
Việc điều trị nám da thường không dễ dàng. Bệnh nhân thường phải mất đến 6 tháng - 1 năm cho một liệu trình điều trị. Phương pháp điều trị thường phối hợp nhiều biện pháp để đạt được hiệu quả cao trong điều trị nám da, tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Muốn chữa nám da cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong điều trị nám da. Các thức ăn giàu glutathione như cà chua có thể ngăn ngừa quá trình hình thành nám da. Các thực phẩm giàu selen như măng, nấm, trứng, hải sản,... giúp phòng ngừa nám da tái phát. Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E cũng rất cần thiết để có được một làn da khỏe mạnh, hạn chế sự hình thành nám da. Các thức ăn gây kích thích như ớt, tiêu, bia rượu,... cũng cần được hạn chế.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, muốn trị nám hiệu quả cần chú ý chọn lựa sử dụng các loại mỹ phẩm không gây bào mòn da, nên lựa chọn các mỹ phẩm chiết xuất nguồn gốc thiên nhiên lành tính.
Bạn có thể tham khảo một số serum trị nám lành tính như Serum đặc trị nám Anti Malasma For Girl. Với nguyên liệu triết xuất chính từ nhân sâm đỏ, Serum For Girl chính là giải pháp đặc trị cực hiệu quả trong trị nám, ngừa nám, tàn nhang.
Chống nắng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị nám da hiệu quả, đặc biệt từ 10 đến 15h hàng ngày là lúc ánh nắng có tia UV rất cao gây hại cho da, ngăn cản hiệu quả điều trị nám da. Việc bôi kem chống nắng là điều hết sức cần thiết để bảo vệ làn da tránh khỏi các tia bức xạ mặt trời nguy hiểm. Bên cạnh đó, các biện pháp tránh nắng vật lý như áo quần chống nắng, đội mũ, mang khẩu trang, găng vớ,... cũng cần được thực hiện mới có thể đem lại hiệu quả điều trị.
XEM THÊM:
- Nám, sạm da khi mang thai
- Cách điều trị nám hiệu quả
Đặt mua sản phẩm Tôi cần tư vấn
Đăng ký tư vấn
* Thông tin của bạn được bảo mật.
- CÓ NÊN NẶN MỤN THƯỜNG XUYÊN?
- SỮA NON VÀ CÔNG DỤNG ĐẶC BIỆT CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
- PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MỤN PHỔ BIẾN HIỆN NAY
- DẤU HIỆU DA THIẾU HỤT COLLAGEN
- TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CÚA STRESS LÊN LÀN DA VÀ MÁI TÓC BẠN CHẮC CHẮN PHẢI BIẾT!
- GIẢI MÃ THÀNH PHẦN RỄ CÂY CAM THẢO ĐƯỢC ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN TRONG MỸ PHẨM CHĂM DA
- Lý Giải Nguyên Nhân Nên Tẩy Da Chết Vào Mùa Đông
- Mùa thu - Chăm sóc da như thế nào là tốt nhất?
- Tẩy tế bào chết cho da quan trọng như thế nào?
- Chấm mụn viêm như thế nào cho đúng và đạt hiệu quả cao?
- Nặn mụn xong nên làm gì? Hướng dẫn chăm sóc da sau nặn mụn
- Bí Quyết Ngăn Ngừa Mụn Trứng Cá Tái Phát Hiệu Quả